TẬP HUẤN ĐỊNH KỲ PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP THẬP TOÀN

TẬP HUẤN ĐỊNH KỲ PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Ngày đăng: 24/05/2023 09:07 AM

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được đặt lên hàng đầu, trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Công tác vệ sinh ATTP càng được coi trọng, nhất là tại các bếp ăn tập thể trong các công ty, xí nghiệp, trường học... 

Lo lắng trước tình trạng mất vệ sinh ATTP nên vừa qua, Ban giám đốc, công đoàn cơ sở, y tế và đại diện nhà ăn đã phối hợp tập huấn đảm bảo vệ sinh ATTP tại bếp ăn tập thể trong công ty cho quản lý công nhân viên và người trực tiếp nấu ăn.

 

   

 

Tại buổi tập huần Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra nhiều giải pháp quan trọng như: Triển khai và thực hiện nghiêm quy định về vệ sinh ATTP. Chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh ATTP trong nhà ăn. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên công ty và nhân viên trực tiếp nấu ăn. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn về vệ sinh ATTP cho đối tượng liên quan.

Nguyên nhân bệnh Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do thức ăn của con người bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học và những yếu tố có hại khác.Vi khuẩn: là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.

Ký sinh trùng: ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm do động vật truyền sang người như: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa.

Độc tố tự nhiên

Các tác nhân gây độc khác: xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia...

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện như sau:

Đau bụng quằn quại.

Buồn nôn, nôn mửa

Tiêu chảy

Sốt

Đau đầu

Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau:

Tiêu chảy ra máu

Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh.

Trụy tim mạch

Sốc nhiễm khuẩn.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bao gồm nhiều quá trình như chọn thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến, giữ vệ sinh trong lúc chế biến thức ăn, ăn uống hợp vệ sinh với nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Lựa chọn thực phẩm an toàn:

Cần lựa mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không bị kém chất lượng, không hết hạn sử dụng, không có xuất xứ rõ ràng.

Không dùng những thức ăn có chất độc như cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ... và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học.

Bảo quản kỹ lưỡng thực phẩm:

Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.

Không nên để thức ăn ở ngoài quá hai giờ đồng hồ đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng không nên để ngoài quá một giờ đồng hồ.

Chế biến thức ăn đúng cách và an toàn:

Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tưới trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.

Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm.

Ăn uống hợp vệ sinh:

Ăn uống ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…

Thực hiện ăn chín uống sôi.

Các biện pháp chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc thực phẩm:

Hoàn cảnh xảy ra liên quan đến ăn uống, sau năm mười phút hoặc vài giờ đồng hồ. Nếu bữa ăn có nhiều người cùng ăn thì hai người nếu cùng bị các triệu chứng như nhau sẽ góp phần khẳng định chẩn đoán ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như: đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy, mệt mỏi đau đầu...

Khám trên lâm sàng có thể thấy sốt cao, dấu mất nước, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn...

Xét nghiệm máu, cấy phân, kiểm tra ký sinh trùng để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các biện pháp điều trị
Phần lớn bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn.

Để điều trị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân cần được bù nước đã mất, bù điện giải  như natri, kali, canxi, duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã thất thoát do tiêu chảy.

Những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, nhất là đối với phụ nữ mang thai để ngăn ngừa việc bào thai bị nhiễm trùng.

Đối với xử lý tại nhà:

Bệnh nhân cần tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể.

Sau đó, bệnh nhân nên uống Oresol để bù điện giải.

Đối với bệnh co giật, ngưng thở, ngưng tim, nên được sơ cứu hô hấp nhân tạo rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Nguồn: sưu tầm

 

CÔNG TY TNHH CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP THẬP TOÀN

Địa Chỉ: Thửa đất số 5729, tờ bản đồ số 33, khu phố 3A, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Mã số thuế: 3702097492

Giám đốc: Đoàn Ngọc Tâm  0908 027 689

Trợ lý giám đốc: Đoàn Viết Chương  0909 635 005

Bộ phận kinh doanh: 0988 14 13 15  (Mr: Thắng)

Văn phòng: 0274 357 7899 , 0931 532 638 (Ms: Sương) 

Email: thaptoan1234@gmail.com

website: thaptoanfood.com

Zalo
Hotline