Khó khăn và thuận lợi của ngành suất ăn công nghiệp nói chung

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP THẬP TOÀN

Khó khăn và thuận lợi của ngành suất ăn công nghiệp nói chung

Ngày đăng: 25/10/2022 10:38 AM

 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP

Ngành suất ăn công nghiệp nói chung có những khó khăn và thuận lợi nhất định.

Khó khăn

- Thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ rất khó kiểm soát vấn đề vệ sinh ATTP

- Định giá suất ăn quá thấp, trong khi giá cả đầu vào tăng quá cao

- Giá cả các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, giá lương thực – thực phẩm, và giá  nhiên liệu lại tăng cao, lại gây khó khăn rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ăn uống

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

- Cùng với đó, đối với các sản phẩm trong nứớc, tình hình lạm dụng các chất tạo phẩm màu, đường hóa học, và các chất tạo vị khác trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, và thực phẩm đã chế biến chín như thịt quay, giò chả,… ngày càng tăng.

điều này khiến cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư  thêm chi phí cho khâu kiểm tra, kiểm soát thường xuyên thực phẩm và nguyên liệu đầu vào, cũng như là quy trình quản lý chất lượng của hoạt động sản xuất của Công ty, tạo dựng nguồn hàng đảm bảo chất lượng đúng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sự biến động của giá cả nguyên nhiên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, và bài toán cân đo giữa doanh thu và lợi nhuận khi giá cả đầu vào biến động luôn là bài toán khó đối với mỗi chủ doanh nghiệp.

Chính vì vậy, việc hạn chế rủi ro biến động giá cả các nguyên vật liệu đầu vào bao gồm: lương thực – thực phẩm, gas, và các sản phẩm phụ trợ  khác nên được đặt lên hàng đầu.

- Khi các nguyên vật liệu đầu vào tăng giá sẽ dẫn đến 2 hệ quả: 1 là Doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm để giữ giá cả sản phẩm – dịch vụ đầu ra, 2 là sẽ giữ mức lợi nhuận đạt được trên một đơn vị sản phẩm nhưng phải đánh đổi lấy việc tăng giá cả đối với khách hàng.

 trường hợp đầu tiên, doanh thu của Công ty sẽ được đảm bảo, thậm chí có thể tăng lên do  các đối thủ cạnh tranh có động thái điều chỉnh giá tăng cao hơn, và khách hàng lựa chọn nơi có giá cả rẻ hơn. Ở trường hợp còn lại, việc tăng giá sản phẩm – dịch vụ với chất lượng không đổi có tác động tiêu cực tới việc thu hút và duy trì lượng khách hàng.

- Một số rủi ro đặc thù của ngành như : Lạm phát tạo ra sự suy thoái cho nền kinh tế, rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới nguồn cung ứng lương thực – thực phẩm, rủi ro từ việc thay đổi tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, và rủi ro gián đoạn trong quá trình sản xuất

Việc không đa dạng hóa sản phẩm có thể tạo rủi ro cho Công ty trong trừờng hợp ngành này gặp khó khăn.

Thuận lợi:

- Hàng hóa đa dạng, có nhiều sản phẩm thay thế

- Nguồn nguyên liệu (rau, củ, quả, lương thực, thực phẩm) dồi dào tại các địa phương và khu vực lân cận luôn đáp ứng đủ để phục vụ sản xuất .

- Có nhiều khu công nghiệp lớn

Từ những khó khăn và thuận lợi cần rút ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình  vận hành của công ty

-  Tiết kiệm trong lao động sản xuất tới từng cán bộ công nhân viên nhằm mục đích giảm định mức tiêu hao thực phẩm, nguyên liệu  trong lao động sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 -  Ẩm thực là lĩnh vực luôn yêu cầu sự sáng tạo để liên tục gia tăng chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh.

Vì vậy, đòi hỏi  đầu bếp và các cán bộ quản lý thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, phát triển thêm nhiều món ăn mới lạ, hấp dẫn, giúp giảm giá thành mà vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng mà mỗi khẩu phần, suất ăn đem lại, và làm phong phú lựa chọn thực đơn cho người lao động.

-   Bộ phận nhà xưởng, Bếp ăn luôn tuân thủ nguyên tắc một chiều tránh lây nhiễm chéo thực phẩm sống sang thực phẩm chín, việc kiểm soát được quản lý và đầu bếp  nhà ăn đảm nhiệm nhằm đảm bảo việc ATTP

-   Khu vực nhập – xuất và lưu trữ nguyên liệu thực phẩm có nhật ký rõ ràng phải kiểm soát, đảm bảo hàng hóa thực phẩm phải được tách riêng như cá với thịt

-   Các khu vực chế biến, chia khay, phục vụ đều phải có quản lý phụ trách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và thái độ phục vụ của nhân viên nhằm tạo lòng tin tăng sự tin tưởng cho khách hàng.

- Kiểm soát chặt chẽ và triệt để vấn đề  côn trùng và dị vật từ khâu sơ chế đến khâu nấu chín và chia khay.

Đánh giá nhà cung ứng

Nhà cung cấp là đối tác quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa nhằm đảm bảo hoạt động được diễn ra liên tục. Việc đánh giá sẽ đào thải được những nhà cung cấp không đủ tiêu chuẩn.

Một số tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp như:

1.Chất lượng và uy tín

Khi tìm một nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm phải là yếu tố đặt lên hàng đầu. Dù là rau củ quả hay thịt cá, tất cả đều phải yêu cầu nhà cung cấp xuất trình giấy tờ chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần…

2.Tiến độ giao hàng

Không một ai có thể chọn một nơi luôn giao hàng trễ hẹn do đó trong hợp đồng giữa 2 bên cần quy định rõ ràng về thời gian giao nhận và mức độ sai lệch cho phép.

Sự cố bất ngờ là điều không thể tránh khỏi nhưng chỉ chấp nhận ở mức độ 10 lần thì chỉ có 1 lần như vậy.

Hơn nữa, việc chậm trễ tiến độ còn ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình hoat động của công ty.

và họ sẽ tìm đến một nơi khác có chất lượng phục vụ tốt hơn. Bởi thị trường ngày nay có trăm người bán, vạn người mua.

3.Sự linh hoạt của nhà cung cấp

Chắc chắn trong biên bản hợp tác sẽ quy định rõ thời gian từ khi đặt cho đến khi nhận hàng là bao nhiêu, nhưng đôi khi sẽ phát sinh vấn đề không lường trước được. Để có thể hợp tác lâu dài và xây dựng mối quan hệ bền vững, đây là lúc cần sự hỗ trợ linh hoạt giữa các bên với nhau. Ví dụ, kho của nhà hàng bất ngờ gặp sự cố hư hệ thống đông lạnh hoặc đã hết sức chứa, hãy đề xuất ký gửi ngay tại kho của đối tác và giao theo từng đợt nhỏ.

4.Năng lực cung ứng

Yếu tố này có nghĩa là khối lượng sản phẩm mà nhà cung cấp có thể đáp ứng ở mức thấp nhất và cao nhất. Số lượng chính xác là bao nhiêu sẽ do người quản lý bán hàng cân đối tồn kho. 

5.Giá cả

Hãy yêu cầu báo giá và so sánh với những đối tác có các điều kiện tương đương như bên mà công ty ưu tiên.

Tóm lại, trong thời kỳ lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp phải luôn nhạy bén để duy trì nguồn cung ứng thục phẩm và đề ra những biện pháp đề phòng rủi ro làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động. Tạo sự yên tâm và tin tưởng cho khách hàng.

 

CÔNG TY TNHH CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP THẬP TOÀN

Địa Chỉ: Thửa đất số 5729, tờ bản đồ số 33, khu phố 3A, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Mã số thuế: 3702097492

Giám đốc: Đoàn Ngọc Tâm  0908 027 689

Trợ lý giám đốc: Đoàn Viết Chương  0909 635 005

Bộ phận kinh doanh: 0988 141 315  (Mr: Thắng)

Văn phòng: 0274 357 7899 , 0931 532 638 (Ms: Sương) 

Email: thaptoan1234@gmail.com

website: thaptoanfood.com

 

Zalo
Hotline